Giải bóng đá vô địch câu lạc bộ châu Á (AFC Champions League, ALC) còn được biết đến với cái tên là cúp C1 châu Á là một giải đấu thường niên do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức. Có thể xem đây là giải có chất lượng chuyên môn ở đẳng cấp cao nhất và được mong đợi tại nhất Châu Á ở cấp độ câu lạc bộ.
Hãy cùng Bongasia tìm hiểu về giải bóng đá C1 Châu Á này qua bài viết dưới đây nhé!
Lịch sử giải bóng đá vô địch câu lạc bộ châu Á

AFC Champions League (AFC) là giải đấu bóng đá thường niên do Liên đoàn bóng đá châu Á tổ chức dành cho các câu lạc bộ vô địch các giải quốc nội thuộc các quốc gia châu Á. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2002, tiền thân của AFC Champions League là Giải vô địch các câu lạc bộ châu Á bắt đầu từ năm 1967.
Đầu tiên, Giải vô địch các câu lạc bộ vô địch châu Á có thể thức khá đơn giản khi các câu lạc bộ sẽ có những trận đấu loại trực tiếp. Hai câu lạc bộ thành công nhất thời kỳ này là Shapoor Tel Aviv và Maccabi Tel Aviv, cả hai đều đến từ Israel. Một phần của sự thành công này là bởi các đội Ả Rập từ chối đối đầu với họ. Năm 1970, Homenetmen của Lebanon từ thi đấu với Tel Aviv Shapoor ở bán kết, gián tiếp giúp Shapoor tiến vào trận chung kết, đến năm 1971, Al-Shorta của Iraq từ chối đấu với Maccabi Tel Aviv 3 lần ở vòng loại, tứ kết và chung kết. Đỉnh điểm là vào năm 1972, khi hai đội Ả Rập từ chối thi đấu với câu lạc bộ Maccabi Netanya của Israel, dẫn đến việc Israel bị AFC trục xuất. AFC sau đó cũng cho rằng sự kiện này là thiếu chuyên nghiệp và không có lợi nên đã hủy bỏ quyết định.
Năm 1985-1986 đánh dấu sự trở lại của Giải vô địch các câu lạc bộ châu Á. Năm 1990, AFC tổ chức Giải vô địch bóng đá châu Á (thường được gọi là Cúp bóng đá châu Á), và năm 1995 khởi động Siêu cúp châu Á.
Mùa giải 2002-03, đánh dấu bước phát triển mới của bóng đá châu lục khi Giải vô địch các câu lạc bộ châu Á, Cúp các nhà vô địch châu Á và Siêu cúp châu Á được hợp nhất thành AFC Champions League.
Người hâm mộ có thể theo dõi giải đấu AFC Champions, tỷ lệ kèo và đặt cược tại các nhà cái Casino VN138, nhà cái Fun88, Bong580.com, Casino M88.
Thể thức thi đấu của AFC Champions League

Kể từ giải đấu năm 2009, AFC Champions League bắt đầu thay đổi thể thức thi đấu khi nâng tổng số đội tham dự vòng bảng lên đến 32 đội. Các đội bóng đến từ các quốc gia vẫn sẽ được phân chia theo khu vực Đông châu Á và Tây châu Á.
Các câu lạc bộ đã vô địch giải vô địch bóng đá quốc gia hàng đầu châu Á sẽ được ưu tiên vào thẳng vòng bảng, các câu lạc bộ từ các quốc gia hạng dưới có thể giành tấm vé đến với AFC Champions League thông qua các trận đấu play-off. Đội vô địch AFC Champions League sẽ đại diện châu Á tham dự FIFA Club World Cup.
Có tổng cộng 40 câu lạc bộ được chia nhóm hạt giống sau đó được xếp ngẫu nhiên vào 10 bảng thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm tại vòng bảng. Bên cạnh đó, các câu lạc bộ đến từ một quốc gia sẽ không được gặp nhau tại vòng bảng. Các đội nhất, nhì mỗi bảng tiến vào vòng trong.
Ở vòng tiếp theo, đội nhất bảng sẽ gặp đội nhì bảng của bảng đấu khác trong cùng khu vực. Ở vòng 16 đội này, giải đấu sẽ áp dụng luật bàn thắng trên sân khách. Điều này có nghĩa là nếu tỷ số chung cuộc của hai lượt trận đi và về là hòa nhau thì đội ghi nhiều bàn thắng nhất trên sân đối phương sẽ đi tiếp. Trong trường hợp số bàn thắng trên sân khách bằng nhau, hai đội sẽ đá hai hiệp phụ, lúc này luật bàn thắng sân khách sẽ không còn tác dụng. Nếu tổng tỷ số vẫn hòa sau hiệp phụ, trận đấu sẽ được quyết định bằng loạt sút luân lưu. Các đội cùng khu vực (Đông Á hoặc Tây Á) tiếp tục thi đấu với nhau cho đến trận chung kết.
Vòng bảng và vòng 16 thường được diễn ra trong nửa đầu năm (từ tháng 2 đến tháng 5). Các trận đấu ở vòng loại trực tiếp sẽ diễn ra vào nửa cuối năm (từ tháng 8 đến tháng 11). Vòng loại trực tiếp sẽ thi đấu hai lượt đi – về, kể cả trận chung kết.
Thành tích của các đội tuyển tại cúp C1 châu Á
Chúng ta cùng điểm qua các thành tích xuất sắc của các câu lạc bộ khi tham gia thi đấu tại giải vô địch C1 Châu Á nhé.
Danh sách các nhà vô địch
Quốc gia | Số lần vô địch | Năm |
Hàn Quốc | 12 | 1985–86, 1995, 1996–97, 1997–98, 2009, 2000–01, 2001–02, 2006, 2010, 2012, 2016, 2020, |
Nhật Bản | 7 | 1986, 1987, 1998–99, 2007, 2008, 2017, 2018 |
Ả Rập Xê Út | 6 | 1991, 1999–2000, 2019, 2021, 2004, 2005 |
Iran | 3 | 1970, 1990-91, 1992–93 |
Israel | 3 | 1967, 1969, 1971 |
Qatar | 2 | 1988–89, 2011 |
Thái Lan | 2 | 1993–94, 1994–95 |
UAE | 1 | 2002–03 |
Úc | 1 | 2014 |
Các cầu thủ xuất sắc nhất
Mùa giải | Cầu thủ | Câu lạc bộ |
1996 – 97 | An Ik-soo | Pohang Steelers (Hàn Quốc) |
1997 – 98 | Ahmed Al-Dokhi | Al Hilal (Ả Rập Xê Út) |
1998 – 99 | Seydou Traoré | Al-Ain (UAE) |
1999 – 2000 | Sérgio Ricardo | Al Hilal (Ả Rập Xê Út) |
2000 – 01 | Zoltan Sabo | Suwon Samsung Bluewings (Hàn Quốc) |
2002 – 03 | Therdsak Chaiman | BEC Tero Sasana (Thái Lan) |
2004 | Redha Tukar | Al-Ittihad (Ả Rập Xê Út) |
2005 | Mohammed Noor | Al-Ittihad (Ả Rập Xê Út) |
2006 | Choi Jin-cheul | Jeonbuk Hyundai Motors (Hàn Quốc) |
2007 | Yuichiro Nagai | Urawa Red Diamonds (Nhật Bản) |
2008 | Yasuhito Endō | Gamba Osaka (Nhật Bản) |
2009 | No Byung-jun | Pohang Steelers (Hàn Quốc) |
2010 | Sasa Ognenovski | Seongnam Ilhwa Chunma (Hàn Quốc) |
2011 | Lee Dong-gook | Jeonbuk Hyundai Motors (Hàn Quốc) |
2012 | Lee Keun-ho | Ulsan Hyundai (Hàn Quốc) |
2013 | Muriqui | Guangzhou Evergrande (Trung Quốc) |
2014 | Ante Covic | Western Sydney Wanderers (Úc) |
2015 | Ricardo Goulart | Guangzhou Evergrande (Trung Quốc) |
2016 | Omar Abdulrahman | Al-Ain (UAE) |
2017 | Yōsuke Kashiwagi | Urawa Red Diamonds (Nhật Bản) |
2018 | Yuma Suzuki | Kashima Antlers (Nhật Bản) |
2019 | Bafétimbi Gomis | Al-Hilal (Ả Rập Xê Út) |
2020 | Yoon Bit-garam | Ulsan Hyundai (Hàn Quốc) |
2021 | Salem Al-Dawsari | Al-Hilal (Ả Rập Xê Út) |
Danh sách vua phá lưới
Mùa giải | Cầu thủ | Số bàn thắng |
2002-03 | Hao Haidong (Trung Quốc) | 9 |
2004 | Kim Do-hoon (Hàn Quốc) | 9 |
2005 | Mohamed Kallon (Cộng hòa Sierra Leone) | 6 |
2006 | Magno Alves (Brazil) | 8 |
2007 | Mota (Brazil) | 7 |
2008 | Nantawat Tansopa (Thái Lan) | 9 |
2009 | Leandro (Brazil) | 10 |
2010 | Jose Mota (Brazil) | 9 |
2011 | Lee Dong-gook (Hàn Quốc) | 9 |
2012 | Ricardo Oliveira (Brazil) | 12 |
2013 | Muriqui (Brazil) | 13 |
2014 | Asamoah Gyan (Ghana) | 12 |
2015 | Ricardo Goulart (Brazil) | 8 |
2016 | Adriano (Brazil) | 13 |
2017 | Omar Kharbin (Syria) | 10 |
2018 | Baghdad Bounedjah (Algérie) | 13 |
2019 | Bafétimbi Gomis (Pháp) | 11 |
2020 | Abderrazak Hamdallah (Maroc) | 7 |
2021 | Michael Olunga (Kenya) | 9 |
Top 3 đội vô địch AFC Champions League nhiều nhất lịch sử giải đấu
Chúng ta cùng xem các CLB có được thành tích xuất sắc nhất AFC Cup trong thời gian qua.
Al-Hilal

Tổng số lọt vào chung kết | 8 lần |
Số lần vô địch | 4 lần |
Biệt danh | The Blue Wave |
Quốc gia | Ả Rập Saudi |
Tính cho đến thời điểm hiện tại, đội chủ sân King Fahd là câu lạc bộ có thành tích tốt nhất AFC Champions League khi đã có 3 lần lên ngôi vô địch và 4 chức á quân.
Lần gần nhất Al-Hilal trở thành nhà vô địch châu Á là năm 2021 khi họ xuất sắc đánh bại câu lạc bộ Pohang Steelers của Hàn Quốc trong cả 2 lượt trận.
Thuyền trưởng đương nhiệm của The Blue Wave là ông Leonardo Jardim, một huấn luyện viên bóng đá nổi tiếng của châu Âu. HLV người Bồ Đào Nha hiện đang có rất nhiều cầu thủ rất nổi tiếng trong đội hình như Bafetimbi Gomis, Luciano Vietto hay tiền đạo Sebastian Giovinco nổi tiếng của bóng đá Italia.
Pohang Steelers
Tổng số lần vào chung kết | 4 lần |
Số lần vô địch | 3 lần |
Biệt danh | Người thép |
Quốc gia | Hàn Quốc |
Trong danh sách các đội bóng giàu thành tích nhất giải thì không thể nào vắng mặt Pohang Steelers. Đội bóng đến từ xứ sở kim chi đã có 4 lần tiến đến trận đấu tranh chức vô địch và giành chiến thắng đến 3 lần.
Đã 12 năm kể từ lần gần nhất mà đại diện của K-League 1 lên ngôi vương AFC Champions League. Năm 2009, Pohang đánh bại Al-Ittihad của Saudi Arabia với tỷ số 2-1 trong trận chung kết tại Sân vận động Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản. Lu Bingjun và Kim Hyung-il là những cầu thủ đã lập công trong trận đấu này.
Esteghlal

Tổng số lần vào chung kết | 4 lần |
Số lần vô địch | 2 lần |
Biệt danh | TAJ. ES-ES. |
Quốc gia | Iran |
Ở vị trí thứ 3 trong top những đội bóng có số lần vô địch nhiều nhất lịch sử AFC chính là Esteghlal Club. Esteghlal đã mang 2 chiếc cúp vô địch của những mùa giải 1970 và 1990-91 về phòng truyền thống. Ngoài ra, đội chủ sân Azadi cũng có 2 lần về nhì chung cuộc vào những năm 1991 và 1998-99.
Esteghlal được biết đến là đội bóng có sân nhà với sức chứa lên đến 95.225 chỗ ngồi, là một trong những sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới.
Bongasia hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được Giải vô địch bóng đá câu lạc bộ châu Á là gì.
Đừng quên theo dõi Bongasia để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất, nóng nhất của thể thao nước nhà và thế giới bạn nhé!